᙭óт ᙭ɑ: Dɪễп ᴠɪêп ʜạпһ Тһúʏ ᴄһạʏ ᴄһữɑ 15 пăᴍ ᴍớɪ ᴄó ᴄᴏп, Ьé ѕɪпһ гɑ ᴠỏп ᴠẹп 1,9ᴋɡ, ‘ᴍọᴄ ѕừпɡ’ ɡɪữɑ ᴆɪ̉пһ ᴆầᴜ . СÐM хóт хɑ զᴜɑ
Phải mất 15 năm Dv hạnh thúy mới có khả năng sinh con , khi con còn nhỏ xíu, bác sĩ chẩn đoán con gái đầu lòng của diễn viên Hạnh Thúy chỉ còn chưa tới 10% khả năng nghe. Người mẹ lúc ấy đã như ch.ết lặng.
cháu bé 2 tháng tuổi đang phải chống chọi với thoát vị não, căn bệnh mà các bác sĩ đã không thể phát hiện ra khi cậu còn nằm trong bụng mẹ
Phải mất 15 năm Dv hạnh thúy mới có khả năng sinh con , khi con còn nhỏ xíu, bác sĩ chẩn đoán con gái đầu lòng của diễn viên Hạnh Thúy chỉ còn chưa tới 10% khả năng nghe. Người mẹ lúc ấy đã như ch.ết lặng.
Câu chuyện về hành trình tìm lại thanh âm cho cô con gái Xí Muội (tên thật là Phan Thúy Anh) của NSƯT Hạnh Thúy và chỉ được tiết lộ gần đây khi Thúy Anh tham gia cuộc thi Viết tiếng Anh ở trại hè. Cô nữ sinh cấp 3 đã viết về mẹ và những gì mẹ đã làm cho Thúy Anh. “Dù mẹ là một nữ diễn viên nổi tiếng với nhiều lời khen ngợi, nhưng với tôi, mẹ chỉ là một người phụ nữ bình thường, một người mẹ bình thường, như những người mẹ khác luôn sẵn lòng hy sinh mọi thứ vì ta”.
Kết bài Thúy Anh viết: “Cảm ơn mẹ, con yêu mẹ rất nhiều, nhiều đến mức mẹ không thể tưởng tượng được đâu”.
NSƯT Hạnh Thúy và con gái Phan Thúy Anh
Toàn văn bài viết được giải “Bài viết được yêu thích nhất” của Thúy Anh ở trại hè
Trong cuộc sống của mỗi người, luôn có một người mẹ yêu thương ta, chăm sóc ta, sẵn lòng hy sinh mọi thứ cho ta, thậm chí là cuộc sống của bà. Và mẹ tôi cũng là một người như vậy.
Mẹ tôi là một nữ diễn viên nổi tiếng ở Việt Nam, mẹ có rất nhiều người hâm mộ từ trẻ tới già, và họ luôn nói rằng mẹ rất tài năng, xinh đẹp, và nhiều điều khác nữa. Nhưng với tôi, trong mắt tôi, mẹ là một người phụ nữ bình thường, không quá nổi bật. Hoặc tôi có thể nói rằng với tôi, mẹ là một người mẹ rất bình thường, người luôn cố gắng hết sức để làm mọi thứ vì tôi và tương lai của tôi.
Từ thời thơ ấu, tôi đã nghe nhiều câu chuyện về cuộc đời của mẹ, thậm chí cả tuổi thơ của mẹ và cuộc đời mẹ sau khi kết hôn. Nhưng trong mọi câu chuyện mà mẹ kể, tôi thích nhất chuyện về khoảng thời gian mẹ bên tôi khi tôi còn là một đứa bé và không thể nghe được. Mẹ nhớ rằng khi tôi sinh ra, bác sĩ nói với mẹ rằng tôi không thể nghe và tôi có thể sẽ không bao giờ nói hay nghe
được nữa. Mẹ đã rất buồn, nhưng vẫn tìm cách để giúp tôi nghe. Cuối cùng mẹ tìm ra một cách: máy trợ thính. Thời điểm đó, một cặp máy trợ thính có giá 150 triệu đồng và mẹ đã phải mượn tiền. Sau khi mua máy, mẹ cố dạy tôi nói và kết quả là khi được một tuổi rưỡi, tôi đã gọi “Mẹ ơi”, mẹ đã khóc rất nhiều và ôm lấy tôi. Cảm ơn tất cả những gì mẹ đã làm cho tôi để đến giờ này
tôi có thể nói và nghe nhờ máy trợ thính giống như những người khác. Tôi nghĩ tôi đã nợ mẹ và Thượng Đế rất nhiều, đến mức tôi không thể nói là bao nhiêu, và tôi cũng nghĩ rằng tôi là đứa trẻ may mắn nhất trên thế giới, may mắn hơn những người khác – những người cũng không thể nghe được như tôi.
Cảm ơn mẹ, con yêu mẹ rất nhiều, nhiều đến mức mẹ không thể tưởng tượng được đâu.
Từ bài viết đó, lần ngược về câu chuyện cách đây 15 năm của diễn viên Hạnh Thúy và con gái, người diễn viên đã chia sẻ trên một chương trình của HTV về những gì chị trải qua và quyết tâm tìm lại âm thanh cho con gái của mình.
Tuyệt vọng trước chẩn đoán của bác sĩ và bó tay vì không đủ kinh phí đặt ốc tai cho con, người mẹ ấy đã từng có ý định ôm con tự vẫn, nhưng một khoảnh khắc đã khiến chị thay đổi. Nhìn một người mẹ khác cõng đứa con bị bại liệt, to cao hơn mình trên lưng, rồi nghe mọi người kể, người con đó sinh ra đã bị bại não, nhưng bao nhiêu năm nay, người mẹ vẫn kiên trì đưa con đi tập vật lý trị liệu, bao nhiêu năm nay, người mẹ vẫn không thôi hy vọng tìm lại cho con những cử động bình thường nhất. “Tôi bỗng thấy mình vẫn hạnh phúc hơn chị nhiều lần”, Hạnh Thúy chia sẻ.
Trong tình xuống xấu nhất, bé Xí Muội cũng chỉ mất khả năng nghe và phát âm, nhưng con vẫn có thể tự giao tiếp, tự chăm sóc cho bản thân. Tôi không có bất kì lý do gì để bỏ cuộc, cũng không được phép dừng trên hành trình cùng con đi tìm thanh âm. Tôi đã thề với lòng, nếu con không thể nghe nói, sinh hoạt như một đứa trẻ bình thường, thì cả cuộc đời này tôi sẽ không sinh thêm bất cứ đứa con nào, sẽ chỉ tập trung mọi thứ và sống bên cạnh con suốt đời”.
Gia đình NSƯT Hạnh Thúy trước khi có thêm bé thứ hai
Bình tĩnh hơn, chị bắt đầu nhận ra Xí Muội có rất nhiều cơ hội để tiếp nhận âm thanh và phát triển ngôn ngữ. Không đủ kinh phí để đặt ốc tai cho con như lời bác sĩ nói, NSƯT Hạnh Thúy và chồng đã chọn máy trợ thính như một phương pháp phù hợp hơn với gia đình, dù phải đi vay mượn để mua máy trợ thính với giá 150 triệu đồng ở thời điểm cách đây 15 năm.
Chị hồi tưởng lại: “Ngày đầu tiên con đeo máy là một ngày trọng đại. Ba mở một bản nhạc giao hưởng và đặt con ngồi giữa phòng, đeo máy rồi mở nhạc. Xí Muội mở mắt to đón nhận âm thanh – có lẽ đầu tiên trong đời – rồi mỉm cười, và khóc khi ba tắt nhạc, con ngồi nghe nhạc đến hơn 30 phút mới chịu thôi… phản ứng của con khiến mẹ rộn lên một niềm hi vọng và tin rằng mẹ con mình sẽ thành công. Hai mẹ con bắt đầu một hành trình mới.
Con đường “chiến đấu” để tìm tiếng nói cho con thật vất vả. Đeo máy lúc con 18 tháng. 25 tháng con mới kêu tiếng đầu tiên: ba, và mỉm cười khi ba đáp lời. Rồi sau đó, đến 32 tháng con mới nói thêm từ mới, 5 tuổi con vẫn chỉ nói được 4, 5 từ mà cũng không được tròn trịa, có những từ mẹ con mình đã mất đến 7 tháng để con nói chính xác… Thời gian đó, nhờ nhiều người thương con, chơi cùng con, nói với con nên càng ngày con càng nói tốt hơn.
Mẹ nhớ hoài, ngày con thi chuyển cấp vào lớp 10, cô giáo chủ nhiệm vì lo lắng cho con đã tư vấn mẹ nên làm hồ sơ và khai con bị khiếm thính để lấy 2 điểm ưu tiên dành cho người khuyết tật. Nhưng mẹ vẫn quyết tâm: “thà con thi rớt, thi lại vài lần chứ không lấy 2 điểm thương hại đó”. Và kết quả là con đã thi vào cấp 3 với số điểm đầy kiêu hãnh 27,5.
Và bây giờ con gái mẹ là nữ sinh lớp 10 tròn tròn, cận thị, nhưng mạnh mẽ, độc lập và nhiều tình thương, đặc biệt mặc áo dài nhìn cưng ghê nơi, bắt đầu có con trai hỏi thăm, bắt đầu kể mẹ nghe “sóng gió” đầu đời của tuổi 15 mơ mộng…”.
Nhờ mẹ và nỗ lực bản thân, Thúy Anh đã vượt qua sóng gió để đạt được thành công như hiện tại
Trên Facebook cá nhân, NSƯT Hạnh Thúy và con gái Phan Thúy Anh có những tương tác thật dễ thương, chụp ảnh cùng, bình luận vui vẻ, thậm chí chị còn gọi Thúy Anh là “bờ vai, chỗ dựa vững chắc”. Sự mạnh mẽ của Thúy Anh khiến chị không còn ngại ngần về những gì đã qua. “Ừ! Con đã đối diện với nó thì sao mẹ lại không nhỉ? Trong khi con mẹ đã thành công đến vậy cơ mà!!!”.
Hiện Thúy Anh vẫn tiếp tục là một cô gái năng động và mạnh mẽ khi tham được rất nhiều trò chơi mạo hiểm, như: đu dây tử thần, bóng rổ, leo núi… Thúy Anh đang có một cuộc sống bình thường như mọi người và giành được những chiến thắng khát khao đúng như những gì chị và con gái ước mơ. Hạnh Thúy cũng đã sinh bé thứ hai, đáng yêu và kháu khỉnh.
Hạnh Thúy cùng hai cô con gái
Hiện nay Hạnh Thúy đang theo đuổi dự án “Giữ lấy nguồn sống” nhằm thông tin về tình dục an toàn và tình trạng nạo phá thai. NSƯT Hạnh Thúy nói, cuốn sách chị chia sẻ lại hành trình cùng con vượt qua khó khăn bệnh tật chắc sẽ mất 1-2 năm nữa để hoàn thành, hy vọng thắp lửa cho những vị phụ huynh khác cũng đang chiến đấu với bệnh tật cùng con.
ɴsƯᴛ ʜạɴʜ ᴛʜúʏ: ᴛᴜʏệᴛ ᴠọɴɢ đếɴ ᴍứᴄ ᴍᴜốɴ ôᴍ ᴄᴏɴ ᴛự ᴠẫɴ ᴠà ᴄáɪ ơɴ ᴠớɪ ᴄố ɴɢʜệ sĩ ɴɢᴜʏêɴ ʜạɴʜ
“Người ơn trong đời tôi thì nhiều nhưng sự giúp đỡ đúng thời điểm nhất và góp phần ổn định cuộc sống cho tôi nhất lúc đó là bố Nguyên Hạnh”, Hạnh Thúy chia sẻ.
Có lẽ trong đời, ai cũng đôi lần gặp hoàn cảnh khó khăn và cần sự giúp đỡ của người khác. Hạnh Thúy cũng thế.
Cách đây 16 năm, khi Xí Muội (tên thật là Phan Thúy Anh) con gái đầu lòng của NSƯT Hạnh Thúy còn nhỏ xíu, bác sĩ chẩn đoán cô bé chỉ còn chưa tới 10% khả năng nghe.
Không có tiền để phẫu thuật đặt ốc tai cho con, đã có lúc, người mẹ ấy tưởng như tuyệt vọng, nghĩ quẩn, muốn ôm con tự vẫn nhưng chỉ một khoảnh khắc, một hình ảnh đã thay đổi tất cả.
Chị nhìn thấy một người mẹ khác cõng đứa con bại liệt to lớn, ngày ngày kiên trì đưa con đi tập vật lý trị liệu. Đứa con ấy từ khi sinh ra đã bại não nhưng người mẹ chưa bao giờ thôi hy vọng có một ngày còn mình đi được.
Hình ảnh ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho chị. Không có một lý do nào để chị phải bỏ cuộc. Chị đã thề với lòng, nếu con không thể nghe, không thể sinh hoạt như một đứa trẻ bình thường thì chị sẽ không bao giờ sinh con nữa. Chị sẽ tập trung mọi thứ cho con và bên con suốt đời.
NSƯT Hạnh Thuý
Đó là những tháng ngày vô cùng khó khăn nhưng cũng đầy kiêu hãnh của cả hai mẹ con Hạnh Thuý. Thậm chí Hạnh Thuý còn tính bỏ nghề để ở nhà chăm sóc con!
Lúc đó, nhà chị có một cửa hàng trang trí nội thất. Hạnh Thúy vừa chăm con vừa coi cửa hàng vừa lo cơm nước nhà cửa.
Chị bảo: “Con mình đã khó nuôi, mình ở nhà chăm suốt còn thấy không ổn, mình đi làm nữa thì còn tệ đến cỡ nào nên tôi tính nghỉ diễn”.
Nhưng có lẽ, ông Tổ chưa cho Hạnh Thúy rời xa sân khấu. Vào đúng thời điểm Hạnh Thúy khó khăn nhất, cần sự ổn định cả về kinh tế lẫn cuộc sống nhất thì nghệ sĩ Nguyên Hạnh đã “gõ cửa”.
Nghệ sĩ Nguyên Hạnh nổi tiếng là kép độc sau nghệ sĩ Diệp Lang. Nguyên Hạnh không phải ngôi sao đình đám như bây giờ nhưng ông có nhiều vai diễn hay, để đời đối với các thế hệ sau và khán giả. Nổi tiếng nhất phải kể đến vai cha của Minh trong tuồng Tô Ánh Nguyệt đóng chung với nghệ sĩ Diệp Lang.
Nghệ sĩ ưu tú Hạnh Thuý và cố nghệ sĩ Nguyên Hạnh.
Khi nghĩ lại ân tình này, Hạnh Thúy bảo: “Người ơn trong đời tôi thì nhiều nhưng sự giúp đỡ đúng thời điểm nhất và góp phần ổn định cuộc sống cho tôi nhất lúc đó là bố Nguyên Hạnh”.
Hạnh Thúy chia sẻ thêm: “Không hiểu sao, bố Nguyên Hạnh rất thương tôi. Bữa đó, bố gọi điện hỏi thăm. Tôi chia sẻ với bố về chuyện Xí Muội và tính nghỉ diễn luôn, kiếm việc khác làm để có thời gian chăm con.
Nghe xong, bố hỏi: “Con đi tấu hài với bố và anh Mai Dũng không? Tấu hài chỉ cần đi làm ban đêm, còn ban ngày con vẫn chăm sóc được cho con của con”.
Tôi gật đầu vì nghĩ nếu 7 giờ tối, cho con ăn uống, đi ngủ xong thì tôi có thể đi diễn tới 11 giờ đêm về. Tôi tham gia nhóm hài anh Mai Dũng từ đó.
Tiền diễn mỗi đêm lúc đó được chừng 50.000, 70.000 cũng có khi được 100.000 hoặc 120.000 đồng. Hôm nào lộng lẫy thì được 200.000.
Số tiền tuy không nhiều nhưng vào đúng giai đoạn mình túng thiếu nhất mà đều đặn mỗi tối đều có thì nó thực sự rất quan trọng. Với số tiền đó, tôi có thể lo cơm gạo, mắm muối cho gia đình nhỏ của mình trong thời điểm khó khăn ấy”.